Trượt visa du học là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm đến hiện nay. Khi có ý định đi nước ngoài học tập ngoài việc chuẩn bị đầy đủ tài chính thì việc xin hồ sơ visa cũng không kém phần quan trọng.
Đã có nhiều người bị rớt bởi những nguyên nhân không ngờ đến. Vậy đâu là những lý do khiến bạn trượt visa du học? Tham khảo bài viết của du học Việt Đỉnh để có được biện pháp phòng tránh để có được kết quả tốt nhất trong hành trình du học của mình.
Nội dung chính
Những khúc mắc đến từ hồ sơ du học
Hồ sơ du học đóng vai trò quan trọng và quyết định lớn đến việc bạn có được cấp visa hay không.
Một trong những lý do khiến bạn trượt visa du học đó chính là thông tin hồ sơ không rõ ràng và chi tiết.
Ví dụ: như việc lẫn lộn giữa địa chỉ nhà ở hiện tại và địa chỉ ghi trên sổ hộ khẩu hay thành tích học tập không trùng khớp với những gì đã khai báo, bảng điểm và bằng cấp không phô tô công chứng….
Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý thời hạn nộp hồ sơ và ít nhất phải sớm trước 3 tháng trước khi năm học mới bắt đầu. Hồ sơ nộp muộn sẽ để lại ấn tượng xấu đối với hội đồng tuyển sinh và người phỏng vấn.
Xem thêm:
Chưa đạt khung năng lực theo yêu cầu
Đối với các chương trình du học hiện nay, ngoài việc chứng minh khả năng tài chính, trình độ ngoại ngữ thì Đại sứ quán cũng sẽ xem xét kỹ visa của bạn liên quan đến năng lực. Những điểm số, thành tích và năng lực học tập của ứng viên luôn được đặt trong “tầm ngắm”.
Nếu bạn không đạt tối thiểu từ học lực khá trở lên thì lý do khiến bạn trượt visa du học là hoàn toàn có thể xảy ra.
Chính vì vậy hãy chuẩn bị đầy đủ năng lực theo yêu cầu để hồ sơ xin visa của bạn trở nên hoàn chỉnh hơn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về Visa du học Anh, Visa du học Úc, Visa du học Mỹ, Visa du học Canada, Visa du học New Zealand nhằm giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quan.
Lựa chọn trường không phù hợp
Môi trường học tập trong nước ít có điều kiện cho bạn định hướng được nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chọn trường cũng như ngành học không phù hợp.
Cho dù bảng điểm và năng lực của bạn tốt đến cỡ nào nhưng không chứng minh được bản thân mình phù hợp với ngành học đã đăng ký bạn đầu thì rất khó được cấp visa du học.
Xem thêm: Du học nên học ngành gì?
Bên cạnh đó, khi nộp hồ sơ xin visa các sinh viên cũng nên nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ yêu cầu đầu vào của trường đại học đó.
Ai cũng mong muốn mình được học tập ở những ngôi trường đại học danh giá hàng đầu. Tuy nhiên không phải hồ sơ học tập nào cũng đạt tiêu chuẩn.
Vậy nên hãy “biết mình biết người” đồng thời nâng cao khả năng được cấp visa bằng việc cho thêm vào danh sách nộp hồ sơ du học từ 1 – 2 trường học thích hợp để dự phòng.
Tiềm lực tài chính không đáp ứng đủ
Nếu như bạn không chứng minh được tiềm lực kinh tế gia đình đủ chi trả cho quá trình sinh sống và học tập tại nước ngoài thì hành trình xin visa của bạn sẽ trở nên gian nan, khó khăn hơn.
Công việc và tài sản của gia đình chính là điều mà các du học sinh cần quan tâm để có thể chứng minh tài sản. Tùy thuộc vào nghề nghiệp, hình thức kinh doanh của gia đình bạn sẽ cung cấp những loại giấy tờ sao cho phù hợp nhất.
Ví dụ: nếu gia đình bạn là nhân viên văn phòng hay viên chức thì cần phải chứng minh thu nhập, tài sản cá nhân và sổ tiết kiệm (nếu có). Còn nếu nhà bạn làm kinh doanh ngoài các giấy tờ trên thì bổ sung thêm giấy chứng nhận lợi nhuận kinh doanh,…
Xem thêm: Chi phí du học – Thị thực, học phí, sinh hoạt,… 2024
Trả lời phỏng vấn kém
Kết quả phỏng vấn cũng được xem là một trong những điều kiện ảnh hưởng đến hành trình xin visa của các du học sinh.
Một số địa điểm phỏng vấn visa du học như Đại sứ quán, CampusFrance,… sẽ cấp giấy chứng nhận sau mỗi lần phỏng vấn.
Tuy nhiên những điều này sẽ không nói lên kết quả phỏng vấn của bạn tốt hay không, khiến nhiều người nhầm lẫn mình đã thông qua phỏng vấn.
Để khắc phục điều này bạn nên chuẩn bị thật tốt các kỹ năng và những câu hỏi hay gặp khi phỏng vấn xin visa du học.
Đặc biệt, quan trọng nhất đó chính là hãy thể hiện vốn ngôn ngữ của mình thật tốt, trả lời lưu loát và nhiệt huyết về giấc mơ của du học của mình. Điều này sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt với người phỏng vấn.
Xem thêm: Điều kiện để đi du học
Lộ trình học tập chưa đạt
Lộ trình học tập chưa đạt cũng là một trong những lý do khiến bạn trượt visa du học. Nhiều du học sinh cảm thấy đau đầu và rối rắm khi tự mình làm hồ sơ du học, nhất là khi phải vạch ra lộ trình học tập cụ thể.
Việc xin visa du học sẽ không đơn giản nếu như bạn không có sự định hướng chính xác về ngành học, sở thích và năng lực của bản thân.
Tuy nhiên không vì sự khó khăn, trắc trở trên mà “giơ tay đầu hàng”, bạn hãy từ từ xác định mục đích học tập của mình thật kỹ. Đây mới chính là điều quan trọng đối với mỗi sinh viên khi có ý định làm hồ sơ du học. Đồng thời cũng là điểm được lãnh sự quán chú trọng xem xét.
Nếu như bạn tốt nghiệp Đại học ngành A nhưng lại muốn đăng ký học Cao đẳng cộng đồng ngành B, không liên quan gì đến ngành học của mình thì bạn đã vạch sai lộ trình du học của mình.
Hay tốt nghiệp cao đẳng nhưng lại muốn học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ, điều này cũng không thể bởi bạn không đủ bằng chứng để chứng minh năng lực cũng như không thể thuyết phục được lãnh sự.
Xem thêm: Đi du học cần những gì?
Trình độ ngoại ngữ yếu
Du học cần Ielts bao nhiêu? Thực tế mỗi một quốc gia, trường đại học sẽ có yêu cầu đầu vào ngoại ngữ khác nhau.
Thường thì để đạt đủ điều kiện đi du học ở những đất nước nói tiếng Anh sinh viên cần đạt điểm IELTS ít nhất 5.0 cho các khóa học A level, dự bị đại học và 6.0 đối với trình độ thạc sĩ.
Tuy nhiên các bạn sinh viên cũng lưu ý rằng cho dù tổng điểm cao nhưng một trong 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) quá thấp cũng ảnh hưởng đến quá trình xin visa.
Nếu cảm thấy không tự tin với vốn ngoại ngữ của mình thì hãy tham dự một vài khoá học dự bị đại học hoặc dự bị thạc sĩ trước nhé.
Kết luận
Trên đây là những lý do khiến bạn trượt visa du học và một số biện pháp giải quyết nếu gặp phải. Hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu cũng tích lũy kiến thức cần có để không bị rớt nữa nhé.