Du học là con đường giúp bạn tiếp thu nền văn hóa, nền giáo dục tiên tiến. Thay vì lựa chọn ở lại sau khi tốt nghiệp, nhiều du học sinh chọn quay về nước để cống hiến. Nhưng, rất nhiều bạn trẻ nhanh chóng gặp phải hiện tượng sốc văn hóa ngược.
Cùng du học Việt Đỉnh tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Nội dung chính
Sốc văn hóa ngược là gì?
Sốc văn hóa ngược hay còn gọi là Reverse culture shock/ Re-entry shock, là tình trạng thường xảy ra khi một người thích nghi với văn hóa, lối sống ở một quốc gia khác, khi quay trở lại nước hay môi trường quen thuộc xưa, bắt đầu cảm thấy lạ lẫm, bối rối trước những thay đổi, khác biệt giữa cái mới và cái cũ, giữa ký ức và hoàn cảnh hiện tại.
Người gặp phải tình trạng Sốc văn hóa ngược thường sẽ rơi vào khủng hoảng về bản sắc và nhân dạng, họ bị giằng xé giữa 2 hay nhiều nền văn hóa khác nhau, không xác định được đâu mới là chính mình thật sự.
Xem thêm: Nên đi du học từ mấy tuổi?
Phổ biến hiện tượng sốc văn hóa ngược của sinh viên khi về nước
Du học nước ngoài, bạn sẽ tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, được đặt chân đến vùng đất mới, tất cả đều lạ lẫm. Hiện tượng sốc văn hóa là điều dễ hiểu khi bạn sẽ phải đối mặt với rào cản ngôn ngữ, sự nhớ nhà, không thể hòa đồng với cuộc sống.
Trải qua vài năm học tập, thay vì lựa chọn những công việc ở nước ngoài, phần lớn sinh viên quyết định hồi hương.
Mỗi năm, Việt Nam đón hàng chục nghìn sinh viên về nước. Họ tự hào và hào hứng được đem những kiến thức của mình phục vụ quê hương.
Sau thời gian dài học tập ở nước ngoài, về nước, có những sự thay đổi khiến bạn bỡ ngỡ. Thậm chí, bạn không thể thích nghi với sự thay đổi này.
Nhiều du học sinh cảm thấy cô độc, hoang mang khi “không biết nên làm gì?”, “nên bắt đầu từ đâu?” và “làm việc như thế nào?”.
Một số đành tìm cách quay trở lại nước ngoài để tiếp tục con đường học tập, làm việc tại đây và đây chính là hiện tượng sốc văn hóa ngược.
Xem thêm: Lợi ích của việc đi du học
Những vấn đề du học sinh về nước thường gặp phải
Có vô vàn vấn đề du học sinh gặp phải khi về nước. Dưới đây là những trường hợp điển hình:
1. Không thể thích nghi với môi trường tại Việt Nam
Sinh sống một thời gian dài tại trời Tây, sinh viên được tiếp cận với tư tưởng hiện đại. Sau khi trở về, cảm thấy mọi thứ ở Việt Nam đều có những điểm sai sót, lạc hậu.
Môi trường làm việc thiếu văn minh, thiếu sự sáng tạo, một số người có thực tài nhưng không có cơ hội được thể hiện.
Bạn không thể chấp nhận cuộc sống tại Việt Nam. Không ai muốn mang tiếng rũ bỏ nguồn cội nhưng hoàn cảnh xã hội kìm hãm sự phát triển cá nhân. Bởi thế, ngày càng có nhiều du học sinh không muốn quay về nước.
2. Xuất phát kém hơn so với bạn bè, đồng nghiệp
Trong trong môi trường nào cần thích nghi với hoàn cảnh đó. Một điều thường thấy là sau một thời gian dài du học, du học sinh trở về nước bắt đầu lại từ đầu. Trong khi đó, bạn bè trang lứa đã có công việc ổn định, nhiều kinh nghiệm công tác.
Du học sinh về nước không tìm được việc làm là câu chuyện không hề mới. Lương khởi điểm thấp cùng với áp lực tâm lý đè nặng và trước sự cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam, ít người có thể vượt qua hiện tượng sốc văn hóa ngược này. Nhiều người chấp nhận thực tế, nhiều người lại tìm cách chạy trốn.
Xem thêm: Du học nước nào dễ định cư
Lời khuyên cho du học sinh về nước
Làm thế nào để tránh khỏi bỡ ngỡ khi quay trở lại quê hương? Để hạn chế hiện tượng sốc văn hóa ngược, sinh viên cần chú ý tới những điều dưới đây:
1. Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi về nước
Bắt đầu với môi trường tại quê hương, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để tiếp cận cái mới.
Rất nhiều bạn trẻ đã lập nghiệp thành công trên chính quê hương mình và điều quan trọng nhất là phải am hiểu thực tế, sẵn sàng đối đầu khó khăn. Có như vậy mới đứng vững được trên tài năng của chính mình.
Nếu khó khăn với việc tìm kiếm công việc phù hợp, bạn có thể ứng tuyển vào các công ty nước ngoài. Có trình độ, có ngoại ngữ cộng với tư tưởng cởi mở sẽ dễ thành công hơn.
2. Ngưng “ảo tưởng sức mạnh” để tránh hiện tượng sốc văn hóa ngược
Nhiều du học sinh thường bị “ảo tưởng sức mạnh” khi họ đặt mục tiêu cao khi về nước. Hoặc muốn áp dụng ngay và luôn những gì mình học được vào Việt Nam.
Tuy nhiên, môi trường, nền văn hóa khác biệt khiến bạn không thể thực hiện được ước mơ. Có thể những cái sinh viên học được rất hữu ích ở nước ngoài nhưng lại không phù hợp với Việt Nam.
Mặc dù chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng hầu du học sinh trở về đều bị sốc. Các bạn cần một khoảng thời gian để thích nghi và thay vì tìm hiểu nguyên nhân để nâng cao năng lực bản thân thì các bạn lại đổ lỗi cho môi trường.
Thành công của mỗi du học sinh về nước không chỉ nằm ở môi trường làm việc. Chúng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, năng lực và khả năng thay đổi, thích nghi là vô cùng quan trọng. Hãy bớt “ảo tưởng”, đặt đúng mục tiêu khi trở về.
Xem thêm: Các câu hỏi bạn nên đặt cho chuyên gia tư vấn du học
Hy vọng, bài viết trên đây sẽ giúp bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về việc du học sinh trở về nước. Cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, thích ứng với mọi tình huống để tránh hiện tượng sốc văn hóa ngược bạn nhé!