Câu hỏi phỏng vấn visa du học mỹ thường gặp

Để có được tấm vé Visa du học Mỹ, sinh viên cần trải qua bài phỏng vấn gắt gao. Câu hỏi nào thường được nhân viên Lãnh sứ quán sử dụng? Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn visa du học Mỹ thế nào cho thông minh, dễ thành công? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây!

Các nhóm câu hỏi thường gặp khi xin visa du học

Các thông tin mà bạn cần nắm rõ trước khi phỏng vấn là: tên trường học, ngành học, khu vực bạn đến, quốc gia chuẩn bị đến, tình hình học tập của bản thân tình hình kinh tế gia đình để thể hiện rõ sự chuẩn bị kĩ càng của người xin visa du học.

Trong buổi phỏng vấn xin visa du học các bạn thường sẽ gặp các câu hỏi thuộc các nhóm sau: thông tin cá nhân, kế hoạch du học, kế hoạch tương lai, tài chính.

Lưu ý, các câu trả lời ở đây chỉ mang tính tham khảo và không xét hết tất cả các câu hỏi. Bạn hãy nhớ nắm rõ thông tin cũng như yêu cầu từ người phỏng vấn để trả lời một cách chính xác và tự nhiên và hạn chế không nên học thuộc lòng mà không nắm thông tin. Để tiện cho việc theo dõi, dưới đây quy định.

A = tên nước hoặc thành phố bạn muốn đến học.

B = tên trường sắp tới

C = tên ngành học

Đăng ký liền tay nhận ngay học bổng

Nhóm 1: Thông tin cá nhân

câu hỏi thường gặp khi xin visa du học ở các nước nói tiếng Anh
Thông tin cá nhân

Ở phần này bạn nên trả lời ngắn gọn, súc tích

1. What’s your name?

Answer: My name is [tên bạn] /Tên tôi là [tên bạn]

2. How old are you?

Answer: I am [số tuổi] years old/Tôi [số] tuổi

3. Are you working or studying?

Gợi ý: nếu bạn là người đã đi làm hãy trả lời công việc và nơi làm việc, tương tự với học sinh sinh viên.

Answer: I am working as a [chức vụ] at [tên công ty] company/tôi làm vị trí [chức vụ] tại công ty [tên công ty]

4. When did you graduate? What did you do after graduation?

Gợi ý: Kể một cách vắn tắt về năm bạn tốt nghiệp và công việc sau đó. Nếu làm nhiều công ty thì bạn nên kể từng công việc.

Answer: I graduated from [tên trường] university/college in [năm tốt nghiệp] year. After that, I worked as a [chức vụ] at [tên công ty] company for [số năm] years/ Tôi tốt nghiệp đại học [tên trường] vào năm [năm tốt nghiệp]. Sau đó, tôi làm [chức vụ] tại công ty [tên công ty]

Nhóm 2: Kế hoạch du học

câu hỏi thường gặp khi xin visa du học ở các nước nói tiếng Anh
Kế hoạch du học

Trước khi đi phỏng vấn hãy tìm hiểu thật kỹ về chương trình học và trường của bạn. Bạn cũng nghiên cứu về văn hóa của nước mà bạn muốn đến. Hãy tìm cách liên hệ việc học.

Xem thêm:

Nhập mã VIETDINH20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

5. Why don’t you continue studying in Vietnam?/ Vì sao bạn không tiếp tục học ở Việt Nam.

Hãy nói rằng bạn mong muốn được trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến cũng như muốn học hỏi thêm và văn hóa thế giới.

Answer: I want to experience one the most advanced education systems in the world. I think it will be helpful for my future career. I also want to learn more about the culture of A, especially. [một nét văn hóa tại A]/

Tôi muốn được trải nghiệm một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới. Tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp ích nhiều cho sự nghiệp của tôi trong tương lai. Tôi cũng muốn học hỏi thêm về văn hóa A, đặc biệt là [một nét văn hóa tại A]

6. Which degree do you get afterward?/ Bạn học để lấy bằng gì?

Answer:  I will get a degree in [tên bằng]/ Tôi sẽ lấy được bằng [tên bằng]

7. Why do you choose to study in A?/Tại sao bạn lại chọn nước A để đến học.

Gợi ý: Bạn phải giải thích được vì sao nước bạn đến phù hợp với bạn và bạn mong muốn được học gì từ văn hóa nước A.

Answer: I’ve always wanted to visit and study at A because I’m a big fan of its culture. I want to diversify my experience to gain the cultural sensitivity which will be helpful for me in the future.

Tôi luôn muốn đến thăm và học tập tại bước A vì tôi là một người yêu văn hóa của nước này. Tôi cũng muốn làm phong phú thêm kinh nghiệm bản thân để có được sự nhạy cảm văn hóa, một điều mang lại lợi ích cho tôi trong tương lai!

8. Why do you choose to study at B?/Tại sao bạn lại chọn học ở trường B.

Gợi ý : bạn phải giải thích được vì sao trường B là điểm đến lý tưởng của bạn. Liên hệ đến major (ngành bạn học), department (ban ngành bạn học), faculty (đội ngũ giảng viên) hoặc các achievement của trường để cho thấy bạn có sự chuẩn bị nghiêm túc cho việc học.

Answer: I choose to study C at B because it is a great university and the department which oversee my program is excellent. For instance, they have many great professors in their faculty. I particularly look forward to take the [tên lớp] class of professor [tên giáo sư]. She’s the top scholar in her field. My university also has a good achievement of new graduates being employed right away.

Tôi chọn ngành C tại trường B bởi vì đây là một trường tuyệt vời và ban ngành quản lý của chương trình học của tôi rất xuất sắc. Ví dụ, có rất nhiều giáo sư tuyệt vời trong đội ngũ giảng viên của trường. Tôi đặc biệt muốn được học bộ môn [tên lớp] của giáo sự [tên giáo sư]. Bà là học giả đầu ngành của môn này. Trường đại học của tôi còn có thành tích tốt về việc sinh viên vừa ra trường đã có việc.

9. Do you study full-time or part-time?/ Bạn học toàn thời gian hay bán thời gian?

Answer: I study fulltime/parttime/ Tôi học fulltime/partime

10. Where will you live when you go to A?

Gợi ý: hãy liên hệ trước với trường của bạn để hỏi thăm về nơi ở TRƯỚC khi đi phỏng vấn. Khi bạn cho người phỏng vấn địa chỉ nên nói luôn nợi này là nhà trọ (rented house), ký túc xá (dormitory) hay nhà bản xứ (host family). Bạn nên xác định sẽ ở đó bao lâu. Nếu bạn phải ở khách sạn một thời gian đầu trước khi nhận nhà hãy thành thật trả lời.

Answer: I will stay at [Địa chỉ]. It is a dormitory of my university. I will stay there for the first two years.

Tôi sẽ ở tại [địa chỉ]. Đây là ký túc xá của trường tôi. Tôi sẽ ở đây trong hai năm đầu.

Nhóm 3: Kế hoạch sau khi học xong

câu hỏi thường gặp khi xin visa du học ở các nước nói tiếng Anh
Kế hoạch sau khi học xong

Người phỏng vấn luôn muốn nghe kế hoạch sau khi học của bạn là về Việt Nam. Bạn có thể liên hệ đến sự nghiệp, gia đình, đất nước và bản thân khi trả lời.

11. Do you plan to stay in A after graduating? Bạn có dự định ở lại nước A sau khi tốt nghiệp?

No, I plan to go back to Vietnam to get a job in my field. I love my country and I want to contribute to the development of my country.

Không, tôi muốn quay về Việt Nam. Tôi yêu đất nước tôi và tôi muốn góp phần phát triển Việt Nam.

12. Tell me about the jobs that you will do after graduating?

Gợi ý: hãy trả lời thật lòng, tưởng tượng khi bạn tốt nghiệp xong và quay về Việt Nam thì công việc mơ ước của bạn làm gì, ở công ty nào (không cần quá cụ thể có thể liệt kệ một vào công ty mơ ước).

I want to study well to get good grade and after the graduation I plan to go back home and work for a company in the [tên ngành] field. Some famous companies that I want to work for are [liệt kê]

Tôi muốn học thật tốt và có điểm cao và sau khi tốt nghiệp tôi muốn quay về và làm cho một công ty trong lĩnh vực [tên ngành]. Một số công ty nổi tiếng mà tôi muốn được làm việc cho là [liệt kê].

13. Will you return to Vietnam after finishing your study?

Nhóm 4: Tài chính

Bạn nên tìm hiểu thật rõ tình hình tài chính gia đình và những gì đã khai trong hồ sơ để trả lời trùng khớp và hợp lý

14. Who will support you financially?/ Ai sẽ bảo trợ tài chính cho bạn?

Gợi ý: thường thì cha mẹ của bạn sẽ là người tài trợ cho bạn, bạn phải nêu được cha mẹ sẽ tài trợ bao nhiêu phần tram, cụ thể là bao nhiêu tiền. Từ đâu mà mình có thể cho con số đó. Nếu có học bổng thì hãy nói rõ học bổng hỗ trợ bao nhiêu phần trăm.

Answer: I will be supported by my parents for all of the tuition fee, living expenses and other types of spending.

Tôi sẽ được cha mẹ hỗ sợ toàn bộ học phí, sinh hoạt phí và các loại chi phí khá.

15. How’s your parent financial ability?/ Khả năng tài chính của cha mẹ bạn như thế nào

Gợi ý: Bạn nêu rõ khả năng tài chính của gia đình: từ thu thập hằng tháng của cha mẹ, thu nhập từ tiền lương (salary) hoặc từ các công việc khác như cho thuê nhà (rental property), các khoảng tiền trong sổ tiết kiệm (saving accounts) và cả các tài sản có giá trị như bất động sản.

Answer: My parents earn about [số tiền] monthly. Specifically, [số tiền] from their salary. My dad works as a [tên công việc] at [tên công ty] and my mon owns a company name [tên công ty]. They also have 2 houses that worth [số tiền] which they also rent out for [số tiền] a month. Additionally, they also have three savings accounts of [số tiền] at [tên ngân hàng] bank.

Cha mẹ tôi kiếm được [số tiền] mỗi tháng. Cụ thể, từ tiền lương là [số tiền]. Cha tôi làm [tên công việc/chức vụ] tại công ty [tên công ty] và mẹ tôi sở hưu doanh nghiệp riêng có tên là [tên công ty]. Cha mẹ tôi còn sỡ hữu hai căn nhà trị giá [số tiền] hiện còn được cho thuê với số tiền là [số tiền] một tháng. Ngoài, họ còn sở hữu ba sổ tiết kiệm có giá trị [số tiền] tại ở ngân hàng [tên ngân hàng]

16. How much is your tuition?

Answer: The tuition for a whole academic year is [số tiền]/ Học phí của tôi cho một năm học là [số tiền].

17. How much will you spend for a year?

Answer: Beside the tuition, I estimate the living expenses to be [số tiền], including, rent: [số tiền], books: [số tiền] and food [số tiền] for a year.

Ngoài tiền học, tôi dự kiến số

18. How does your parent support you every month?

Answer: On average, they will send me about [số tiền] a month .

Trung bình, cha mẹ tôi phải gửi tôi [số tiền] một tháng.

Những kinh nghiệm để cuộc phỏng vấn Visa du học Mỹ thành công

1. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ trước khi tới buổi phỏng vấn

Bạn cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ cần thiết để nộp cho Lãnh sứ quán khi cần thiết. Thông thường bao gồm: Biên nhận chứng minh đã đóng đủ phí phỏng vấn; chứng minh thư nhân dân, bản sao sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng… để thuyết phục họ trong quá trình trả lời phỏng vấn.

2. Không trả lời theo cách học thuộc lòng

Cách trả lời phỏng vấn Visa du học Mỹ
Trả lời phỏng vấn theo cách học thuộc lòng là một trong những nguyên nhân trượt Visa Mỹ

Một số sinh viên có cách trả lời phỏng vấn Visa du học Mỹ là đọc thuộc lòng những câu trả lời mà mình đã tham khảo trước đó. Đây là những câu trả lời cứng nhắc, khó có thể thuyết phục được Lãnh sứ quán.

Mỗi người đều có 1 hoàn cảnh riêng, 1 lý do riêng, 1 mục đích riêng khi tới Mỹ. Do đó, những câu trả lời mà bạn học được chỉ mang tính chất tham khảo. Đừng quá áp dụng máy móc cho bản thân mình.

3. Chuẩn bị một vài tình huống phát sinh trong quá trình phỏng vấn

Không học thuộc không có nghĩa là không có sự chuẩn bị. Bạn có thể lên kế hoạch vài tình huống phát sinh và dự kiến phương án trả lời. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn, dễ dàng hoàn thành cuộc phỏng vấn nhanh chóng, trơn tru.

4. Luôn luôn trung thực

Hãy tuyệt đối trung thực trong hồ sơ cũng như khi trả lời phỏng vấn. Sử dụng hồ sơ giả hay thiếu trung thực để đánh lừa nhân viên lãnh sứ quán sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bạn sẽ có thể vĩnh viễn mất đi cơ hội tới nước Mỹ. Dù câu trả lời có thể chưa tốt nhưng thái độ của bạn cũng đã ghi điểm, gây ấn tượng đối với nhân viên phỏng vấn.

Trên đây, chúng tôi vừa mách bạn câu hỏi phỏng vấn visa du học Mỹ một cách thông minh nhất. Hy vọng với bài viết này, những câu hỏi phỏng vấn xin Visa du học Mỹ sẽ không còn là trở ngại nữa.

Hoặc bạn đang có dự định du học Mỹ nhưng không biết đơn vị tư vấn du học Mỹ ở đâu tốt thì Việt Đỉnh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

Bình luận

Bài viết liên quan