New Zealand luôn là điểm đến mơ ước của nhiều sinh viên Việt Nam. Để giúp các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi du học tại đất nước xinh đẹp này, dưới đây du học Việt Đỉnh sẽ mách bạn những kinh nghiệm du học New Zealand.
Nội dung chính
Kinh nghiệm chuẩn bị hành lý
Đây là bước đầu tiên rất quan trọng khi bạn bắt đầu bước vào cuộc sống mới. Học tập tại một nơi xa lạ, không có người quen, nhiều sinh viên thường mang tất cả những gì có thể.
Thế nhưng, việc phải bay 1 chặng đường dài khiến bạn mệt mỏi. Hơn nữa, hành lý lại giới hạn số cân nặng vậy nên mang theo những gì và không mang theo những gì?
Kinh nghiệm du học New Zealand trong việc chuẩn bị đồ đạc mà các du học sinh đi trước đã mách nước như sau:
1. Những đồ dùng cần mang theo
Giấy tờ cần thiết như:
- Hộ chiếu
- Visa
- Thư mời nhập học của trường
- Biên lai đóng tiền học phí
- Học bạ, bảng điểm, bằng tốt nghiệp
- Giấy khai sinh
- Căn cước công dân
- Ảnh chân dung nền trắng
- Vé máy bay
- ,…
Xem thêm: Visa du học New Zealand
Về phần đồ đạc cá nhân: mang theo khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, mỹ phẩm, nước hoa, kem chống nắng. Có một điều cần lưu ý là chỉ số UV tại New Zealand rất cao. Bởi thế, kem chống nắng là vật dụng không thể thiếu, nhất là đối với các bạn nữ. Bạn cũng nên mang 1 ít quần áo lạnh, áo gió mỏng. Quần áo có thể cuộn tròn, cho vào balo để tiết kiệm diện tích.
Xem thêm các bài viết liên quan
Ngoài ra là đồ dùng học tập như Máy tính, bút, thước… cũng là những thứ bạn nên mang theo. Phòng trường hợp chưa quen với thức ăn trong thời gian đầu, có thể mang theo mì gói, ngũ cốc.
Mua dự phòng các loại thuốc cần thiết như: thuốc ho, cảm cúm, hạ sốt…
Một điều cần lưu ý là các chấu cắm điện ở New Zealand đều sử dụng 3 chấu nên hãy mang theo ổ cắm 3 chấu dự phòng. Nên mua theo pin để sử dụng cho các sản phẩm điện tử.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên mang theo tiền mặt, dù rằng đã có tiền ở trong thẻ ngân hàng nhưng tốt nhất hãy mang dự phòng 1 chút tiền mặt bên ngoài. Bạn sẽ sử dụng đến chúng khi mua đồ dùng lặt vặt tại các cửa hàng nhỏ lẻ. Chẳng ai lại thanh toán 1 chai nước hay 1 cây kẹo bằng thẻ ngân hàng cả.
2. Những đồ dùng không được mang theo
New Zealand có nhiều quy định khắt khe khi nhập cảnh. Bạn sẽ không được phép mang theo:
- Thịt và các sản phẩm làm từ thịt.
- Giấy trắng.
- Đồ điện gia dụng: máy sấy tóc, bàn ủi,…
Kinh nghiệm học tập
Có thể thời gian đầu, bạn sẽ bỡ ngỡ với việc học và tự học là chủ yếu. Trên lớp, sinh viên chính là người làm chủ buổi học, nhiệm vụ của giảng viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng.
Kinh nghiệm du học New Zealand từ các cựu sinh viên là nên cần tìm tòi kiến thức từ trước. Đánh giá nghiêm túc việc học của mình và luôn luôn chăm chỉ. Ngoài thời gian trên lớp, bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, các khóa học trực tuyến hay nhiều hoạt động ngoại khóa khác.
Xem thêm: Hệ thống giáo dục New Zealand
Kinh nghiệm lựa chọn chỗ ở
Du học sinh tại New Zealand có 3 hình thức lựa chọn chỗ ở và mỗi hình thức lại có những ưu điểm riêng. Tùy vào sở thích cũng như nhu cầu của mình, bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất.
1. Sống trong ký túc xá
Ký túc xá tại New Zealand thường có các phòng đơn hoặc phòng tập thể với mức giá khác nhau. Kinh nghiệm du học New Zealand là ký túc xá thường có rất đông sinh viên đăng ký nên nạn cần đăng ký sớm ngay từ đầu kỳ học.
2. Sống cùng gia đình người New Zealand
Hình thức sống cùng gia đình người bản địa hay còn được gọi là Homestay. Cách sống này giúp bạn nhanh làm quen với văn hóa, lối sống cũng như nâng cao khả năng tiếng Anh.
Sẽ có các tổ chức, công ty kết nối với người bản địa giúp du học sinh tìm được nhà chủ phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại các công ty này hoặc nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô.
Bạn cần chú ý đến văn hóa, nên vui vẻ hòa đồng nhưng không can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng của họ. Tôn trọng sự riêng tư và văn hóa là điều quan trọng nhất bạn cần thực hiện.
3. Thuê nhà riêng
Sinh viên cũng có thể thuê nhà và chia tiền phòng với những người bạn của mình. Với hình thức thuê trọ này, bạn sẽ thoải mái và tự do hơn rất nhiều.
Thế nhưng, ngoài tiền nhà hàng tháng, bạn cần có thêm 1 khoản đặt cọc. Để tránh những trường hợp không hay, nên đọc kỹ hợp đồng thuê nhà trước khi đến sinh sống.
Theo kinh nghiệm du học tại New Zealand của nhiều sinh viên, việc lựa chọn chỗ ở còn phụ thuộc vào thời gian học cũng như lịch trình hoạt động của bạn.
- Trong trường hợp bạn học những khóa tiếng Anh ngắn hạn: nên ở theo hình thức Homestay. Chúng giúp bạn nhanh chóng nâng cao vốn tiếng Anh, chi phí lại rất hợp lý.
- Với những sinh viên năm nhất, chưa thông thạo về giao thông: nên chọn ở trong ký túc xá vì đây là môi trường an toàn, có thể giao lưu bạn bè, phục vụ tốt cho việc học tập.
- Với những sinh viên có điều kiện kinh tế, thường xuyên bận rộn với lịch làm thêm hay đơn giản là muốn có cuộc sống riêng tư: thì thuê nhà riêng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
Xem thêm: Chi phí du học New Zealand
Về phương tiện đi lại
Xe bus, xe lửa là 1 phương tiện rất phổ biến tại New Zealand. Để tìm hiểu hệ thống giao thông của đất nước này, bạn nên trang bị cho mình bản đồ các tuyến xe trong thành phố mình sinh sống.
Nên làm vé xe theo tháng để được ưu đãi và tiết kiệm chi phí hoặc nếu trọ ở gần trường, sinh viên có thể đi bộ hoặc đi xe đạp.
Bằng lái xe tại Việt Nam cũng có thể sử dụng tại New Zealand. Tuy nhiên, luật giao thông của nước này áp dụng tay lái trái. Có nghĩa, bạn sẽ phải đi về phía bên trái, khác hoàn toàn so với luật giao thông tại Việt Nam.
Kinh nghiệm tìm việc làm thêm
Du học sinh tại New Zealand được phép làm thêm 20 giờ/ tuần. Không chỉ giúp kiếm thêm thu nhập, giảm tải áp lực tài chính mà còn giúp bạn tiếp xúc hơn với nhiều người nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cũng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều. Thậm chí, đây cũng là một trong những điểm cộng khi làm CV xin việc sau này.
Tốt nhất, bạn nên tìm kiếm những công việc liên quan đến ngành nghề học tập của mình.
Ví như: sinh ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn có thể xin phụ việc trong các khách sạn, quán ăn. Hay sinh viên ngành Ngôn ngữ có thể nhận thêm các công việc về dịch thuật.
Bạn cần lưu ý, mục đích của việc đặt chân tới New Zealand là để học. Bởi thế, đừng quá sa đà vào việc làm thêm. Cần cân đối thời gian, sức lực sao cho cho công việc không ảnh hưởng tới kết quả học tập của bạn.
Trên đây, chúng tôi vừa mách bạn những kinh nghiệm du học New Zealand xương máu nhất. Hy vọng, bạn sẽ có kết quả học tập tốt cũng như sự trải nghiệm tuyệt vời ở quốc gia này.
Bạn có thể truy cập vào chuyên mục hành trang du học New Zealand để đón đọc các bài chia sẻ mới nhất về thông tin du học tại nước này nhé!